Đôi mắt nơi thắp sáng lối đi chung, và là nơi kết nối hàng triệu triệu sự vật xung quanh giúp ta tiếp cận với thế giới loài người. Mặc dù mỗi giây mỗi phút luôn tiếp xúc cảm nhận thế giới xung quanh, nhưng 8 điều bí ẩn thú vị chưa từng tiết lộ sau đây về mắt người sẽ khiến bạn thật sự surprise về “người bạn thân” này.

Mắt người vốn dĩ là màu nâu

Hắc sắc tố melanin quyết định tế bào màu sắc ở mắt, càng nhiều melanin mắt sẽ có màu nâu đậm, ít melanin, mắt sẽ có màu xanh dương hoặc xanh lá.
Khoảng 6.000-10.000 năm trước, màu nâu là màu đặc trưng ở mắt người, sau đó đột biến ảnh hưởng đến gen OCA2 trong bộ nhiễm sắc thể giúp tạo ra những màu sắc khác của tóc, mắt, da người.


Mắt người có thể nhìn được bao xa trên Trái đất?

Theo trang Livescience, mắt người có thể nhìn xa đến 48km nếu Trái đất chúng ta là hình phẳng, còn ở hiện tại chúng ta có thể nhìn tối đa 5km bởi Trái đất hình cầu và vì gặp phải đường chân trời.

Điểm mù độc lập ở mắt

Hầu hết mọi người đều nghĩ mắt không có điểm mù nhưng thật ra có đấy bởi hai mắt luôn hoạt động cùng lúc nên không thể cảm nhận được. Ở những nơi không có dây thần kinh đón nhận ánh sáng thì đều tạo nên một điểm mù cố định ở hai mắt.

Tại sao trẻ sơ sinh khóc rất nhiều nhưng lại không có nước mắt?

Trẻ sơ sinh thường rất khóc từ 3 tháng đầu đời nhưng lại rơi rất ít hoặc không rơi ra giọt lệ nào như mắt người lớn. Nhiều người lớn không biết lại cho rằng trẻ đang giả vờ hay hờn dỗi điều gì đó. Nhưng trên thực tế lại không phải vậy, bởi vì tuyến lệ của bé chưa hình thành và phát triển hoàn thiện nên mới gây ra hiện tượng khóc không ra nước mắt. 


Nhận biết được 10 triệu màu

Mắt người có thể phân biệt 10 triệu màu sắc khác nhau. Điều tuy khó tin này lại là sự thật đã đươc chứng minh bởi nhà nhà vật lý học người Mỹ Deane B. Judd.
Mắt người có 3 loại tế bào hình nón giúp nhận biết được 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Trong tự nhiên, 3 màu này có thể kết hợp với nhau cho ra vô số màu sắc. Và các tế bào hình nón này lại kết hợp với nhau giúp đôi mắt nhận biết một bảng màu sắc đa dạng.


Chớp 28.800 lần mỗi ngày

Con số trung bình số lần chớp mắt mỗi ngày lên đến 28.800 quả là phi thường. Các nhà khoa học chỉ ra rằng trung bình mắt người chớp 15-20 lần mỗi phút, tính ra 1.200 lần mỗi giờ và 28.800 lần mỗi ngày để giữ mắt luôn ẩm ướt.
Như vậy, thời gian mắt đóng chiếm 10% thời gian hoạt động khi thức của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần biết trân trọng và chăm sóc đôi mắt thật tốt.

Cơ mắt là cơ năng động nhất trong các cơ

Mỗi ngày cơ mắt phải hoạt động hơn 100.000 lần kể cả khi ngủ, cơ mắt vẫn hoạt động, có cả chuyển động mắt.

8% dân số trên thế giới sở hữu đôi mắt xanh da trời

Do lúc mới hình thành, mắt hoàn toàn là màu nâu nên vì vậy tỉ lệ người sở hữu mắt nâu trên thế giới chiếm khoảng 55%, đặc biệt là Châu Á và Châu Phi.

Mắt xanh dương được tạo nên do biến đổi gen OCA2 và bởi melanin trong mắt cũng rất ít, do đó mắt xanh dương chiếm khoảng 8% dân số toàn cầu, phổ biến ở Bắc ÂU, Baltic.


2% là con số cực thấp ở số người có đôi mắt xanh lá, và những người có đôi mắt hiếm này thường tập trung ở miền Bắc và miền Trung của Châu Âu.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.