Nguyên nhân đau mắt đỏ và làm gì khi đỏ mắt
Mắt đỏ là biểu hiện phổ biến của thói quen sinh hoạt thường ngày nhưng đa phần chỉ là dấu của các bệnh về mắt như viêm kết mạc hay mắt bị nhiễm trùng, từ lành tính đến nghiêm trọng.
Hiện tượng mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus khiến hai mắt đỏ, sưng, ngứa và chảy nước mắt. Đau mắt đỏ có thể lây lan ra toàn bộ mắt và mắt bên cạnh, mặc dù bệnh không nghiêm trọng nhưng gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng này không nhất thiết phải đến bác sĩ. Có thể chườm lạnh cho mắt, mắt sẽ đỡ sưng đau hơn và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau đó không thuyên giảm, bạn nên dến bác sĩ để được kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng sinh thích hợp.
Nếu bạn bị viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn, hãy luôn giữ vệ sinh tay và dụng cụ cá nhân thật tốt để không lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.
Các nguyên nhân đau mắt đỏ do môi trường gây ra, bao gồm:
- Chất gây dị ứng trong không khí, gây ra dị ứng mắt
- Ô nhiễm không khí, bụi bẩn (trong nước mưa,...)
- Khói (Lửa, khói thuốc lá,…)
- Khí hậu khô cằn (Cabin máy bay, văn phòng làm việc có máy lạnh,…)
- Khí trong không khí (Xăng, dung môi,…)
- Tiếp xúc với hóa chất (Clo trong bể bơi,…)
- Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm nhằm chống tia cực tím
- Uống nhiều rượu
- Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh thiết bị điện tử
- Ngủ quá ít
- Mụn lẹo
- Dị ứng kính áp tròng
- Bị bệnh tăng nhãn áp
Hiện tượng mắt đỏ có thể gặp ở một hoặc cả hai mắt cùng lúc và kèm theo những triệu chứng sau đây:
Kích thích/Mẩn đỏ
Ngứa
Khô
Đau đớn
Chảy mủ
Thường xuyên chảy nước mắt
Nhạy cảm với ánh sáng
Tầm nhìn bị mờ
Trong một số trường hợp, hiện tượng mắt đỏ không kèm theo bất kỳ biểu hiện nào
Các bệnh về mắt thường gặp gây ra đau mắt đỏ:
- Khô mắt
- Dị ứng mắt
- Viêm kết mạc
- Sử dụng kính áp tròng
- Mỏi mắt kỹ thuật số
Làm gì khi có hiện tượng đau mắt đỏ?
Nếu bạn thường xuyên bị đỏ mắt và ngứa mắt, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và cần những giải pháp điều trị hiệu quả hơn. Bạn có thể tăng độ ẩm cho mắt bằng các nước nhỏ mắt an toàn cho đến khi gặp bác sĩ.
Việc thay đổi thói quen lối sống giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh về mắt, cũng như phòng ngừa các bệnh lây nhiễm khác từ môi trường đối với cơ thể.
Bổ sung 8 cốc nước mỗi ngày (2 - 2,5l) để cân bằng lượng nước trong cơ thể, cung cấp độ ẩm, đủ nước thì mắt của bạn sẽ không bị đỏ.
Hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh đều có thể gây có khả năng gây viêm cũng dẫn đến đỏ mắt. Tăng nguồn thực phẩm giàu vitamin A, omega 3 tốt cho mắt, có khả năng kháng viêm, chống viêm. Chúng ta có thể tìm thấy trong dầu gấc, cà chua, cà rốt, cá hồi, bơ và các loại hạt. Bạn cũng có thể uống bổ sung dầu gấc và omega 3 trực tiếp để tăng lượng hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn.
Không có nhận xét nào: